Người trẻ có xu hướng ngủ không đủ giấc, nguyên nhân là do những bận rộn và ảnh hưởng bởi những tác động bên ngoài và bên trong cơ thể. Những vấn đề đó tác động vào giấc ngủ có thể khiến người trẻ thức xuyên đêm ngay cả khi họ muốn ngủ. Ngủ không đủ giấc dẫn đến tình trạng thiếu ngủ ở người trẻ, điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống: khó tập trung, học tập và làm việc kém hiệu quả… họ có thể gặp các vấn đề về cảm xúc, chẳng hạn như trầm cảm hay dễ cáu gắt. Bài viết này sẽ phân tích sâu hơn về vấn đề giấc ngủ của người trẻ và hướng cải thiện từ thảo dược, cụ thể là hồng sâm Hàn Quốc và một số thảo mộc khác.
Chứng mất ngủ ở người trẻ ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống
Nội dung chính
1. Chu kỳ về giấc ngủ mà người trẻ nên biết
Khi chúng ta đang ngủ, não sẽ vẫn hoạt động, khi đó não trải qua năm giai đoạn của giấc ngủ, giai đoạn 1, 2, 3, 4 và giấc ngủ REM (chuyển động mắt nhanh) tạo nên một chu kỳ ngủ. Một chu kỳ ngủ hoàn chỉnh kéo dài khoảng 90 đến 100 phút. Vì vậy, trong một đêm ngủ trung bình, một người sẽ trải qua khoảng bốn hoặc năm chu kỳ ngủ.
Giai đoạn 1 và 2 là giai đoạn ngủ nhẹ, lúc này chúng ta rất dễ dàng bị thức giấc. Trong những giai đoạn này, chuyển động của mắt chậm lại và cuối cùng dừng lại, nhịp tim và nhịp thở chậm lại và nhiệt độ cơ thể giảm. Giai đoạn 3 và 4 là giai đoạn ngủ sâu, khó đánh thức, nếu bị đánh thức chúng ta thường cảm thấy chệnh choạng và bối rối trong vài phút. Giai đoạn 3 và 4 cũng là giai đoạn sảng khoái và ngủ say nhất trong các giai đoạn của giấc ngủ.
Giai đoạn cuối cùng của chu kỳ giấc ngủ được gọi là giấc ngủ REM vì chuyển động mắt nhanh chóng xảy ra trong giai đoạn này. Trong giấc ngủ REM, nhịp thở trở nên nhanh hơn, tim đập nhanh hơn và các cơ tay chân không cử động. Đây là giai đoạn thường diễn ra những giấc mơ sống động nhất trong chu kỳ ngủ
2. Vì sao người trẻ lại khó ngủ hoặc mất ngủ?
Nghiên cứu cho thấy người trẻ cần ngủ ít nhất 8 tiếng rưỡi mỗi đêm. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nhiều người trẻ khó đi ngủ sớm, không phải vì họ không muốn ngủ mà vì não bộ của họ đang hoạt động theo thời gian biểu muộn hơn, như một thói quen đã xảy ra thường xuyên trước đó.
Trong giai đoạn trưởng thành, chu kỳ sinh học bên trong của cơ thể được thiết lập lại, tạo ra tín hiệu để báo với cơ thể là ngủ muộn hơn vào ban đêm và thức dậy muộn hơn vào buổi sáng. Sự thay đổi nhịp sinh học này dường như xảy ra do não bộ tạo ra hormone melatonin (được tổng hợp và bài tiết bằng tuyến tùng, được kiểm soát bằng cách tiếp xúc ánh sáng giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức) vào ban đêm muộn hơn bộ não của trẻ em và người lớn.
Não tạo ra hormone melatonin điều chỉnh chu kỳ ngủ – thức của người trưởng thành
Vì vậy, người trẻ khó đi vào giấc ngủ hơn ở các độ tuổi khác. Sự chậm trễ trong chu kỳ ngủ – thức này ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động hàng ngày của một người. Tình trạng đó thường được gọi là hội chứng giai đoạn ngủ muộn hoặc hội chứng “cú đêm” .
Tuy nhiên, đây không phải là lý do duy nhất khiến người trẻ mất ngủ. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến người trẻ mắc chứng mất ngủ là do căng thẳng. Bên cạnh đó còn có các lí do khác như: khó chịu về cơ thể (ví dụ như nghẹt mũi vì cảm lạnh hoặc đau đầu), rắc rối về tình cảm (như vấn đề gia đình hoặc khó khăn trong mối quan hệ) và thậm chí là không gian ngủ không thoải mái (phòng quá nóng, lạnh, sáng hoặc ồn ào), mắt tiếp xúc với ánh sáng quá mức vào ban đêm – chẳng hạn như thông qua các thiết bị di động cũng khiến bạn khó ngủ hơn.
Thiết bị di động làm ảnh hưởng giấc ngủ của người trẻ
Thỉnh thoảng người trẻ bị mất ngủ là điều rất thông thường. Nhưng nếu tình trạng mất ngủ kéo dài một tháng hoặc lâu hơn mà không thuyên giảm thì các bác sĩ gọi là mãn tính. Mất ngủ mãn tính có thể do một số vấn đề khác nhau gây ra, bao gồm các tình trạng y tế, các vấn đề về sức khỏe tâm thần, tác dụng phụ của thuốc hoặc lạm dụng chất kích thích. Những người bị mất ngủ kinh niên thường cần đến sự trợ giúp của bác sĩ, nhà trị liệu hoặc chuyên gia tư vấn khác.
Đặc biệt, lo lắng về chứng mất ngủ có thể làm cho nó tồi tệ hơn. Mất ngủ trong một thời gian ngắn có thể kéo dài lâu hơn khi người trẻ quá lo lắng về việc không ngủ được hoặc lo lắng về việc cảm thấy mệt mỏi vào ngày hôm sau. Các bác sĩ gọi đây là chứng mất ngủ tâm sinh lý.
Các vấn đề phổ biến gây khó ngủ hoặc mất ngủ:
2.1. Rối loạn cử động chân tay định kỳ (PLMD) hoặc hội chứng chân không yên (RLS)
Những người bị rối loạn cử động chân tay định kỳ (PLMD) hoặc hội chứng chân không yên (RLS) nhận thấy giấc ngủ của họ bị gián đoạn bởi các cử động của chân hoặc cánh tay, khiến họ mệt mỏi hoặc cáu kỉnh vì thiếu ngủ.
Trong trường hợp rối loạn cử động chân tay định kỳ, những chuyển động co giật hoặc giật không tự chủ được gọi là không tự nguyện vì người ngủ không kiểm soát hành động và thường không nhận thức được chuyển động.
Những người bị hội chứng chân không yên sẽ cảm thấy ngứa ran, ngứa ngáy, chuột rút hoặc bỏng rát ở chân hoặc tay. Cách duy nhất họ có thể giải tỏa những cảm giác này là di chuyển chân hoặc tay để thoát khỏi cảm giác khó chịu.
Các bác sĩ có thể điều trị PLMD và RLS. Đối với một số người, điều trị thiếu sắt có thể làm cho họ khỏi; những người khác có thể cần dùng các loại thuốc khác.
2.2. Khó thở khi ngủ
Một người bị tắc nghẽn ngưng thở tạm thời khi ngủ, điều này xảy ra vì đường thở bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn. Một nguyên nhân phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ là do tắc nghẽn bởi amidan hoặc u tuyến (các mô nằm trong đoạn nối mũi và họng). Thừa cân hoặc béo phì cũng có thể khiến người trẻ có nguy cơ mắc bệnh này.
Người trẻ mắc chứng rối loạn giấc ngủ này có thể ngáy, khó thở và thậm chí đổ mồ hôi nhiều khi ngủ. Vì nó làm gián đoạn giấc ngủ, một người có thể cảm thấy cực kỳ buồn ngủ hoặc cáu kỉnh vào ban ngày. Người trẻ có dấu hiệu ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, chẳng hạn như ngáy to hoặc buồn ngủ quá mức vào ban ngày, nên tìm gặp bác sĩ.
2.3.Chứng trào ngược dạ dày
Trong bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), axit dạ dày di chuyển ngược lên thực quản, tạo ra cảm giác khó chịu, nóng rát được gọi là ợ chua. Các triệu chứng GERD có thể tồi tệ hơn khi người trẻ đang nằm. Ngay cả khi một người không nhận thấy cảm giác ợ chua trong khi ngủ, cảm giác khó chịu mà nó gây ra vẫn có thể cản trở chu kỳ giấc ngủ.
2.4.Ác mộng
Hầu hết người trẻ sẽ gặp ác mộng nhiều hoặc ít trong khi ngủ. Nhưng những cơn ác mộng thường xuyên có thể làm gián đoạn giấc ngủ do bị ai đó đánh thức trong đêm. Các tác nhân phổ biến nhất khiến bạn gặp ác mộng thường xuyên là do cảm xúc, căng thẳng hoặc lo lắng. Một vài nguyên nhân khác có thể bao gồm một số loại thuốc nhất định và tiêu thụ ma túy hoặc rượu. Thiếu ngủ (ngủ quá ít) cũng có thể dẫn đến ác mộng.
Nếu những cơn ác mộng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, bạn nên nói chuyện với cha mẹ, bác sĩ hoặc chuyên gia tư vấn.
2.5.Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ (tên tiếng Anh là Narcolepsy) là một rối loạn giấc ngủ mãn tính. Người trẻ mắc chứng ngủ rũ thường rất buồn ngủ vào ban ngày và có những cơn buồn ngủ tấn công, có thể khiến họ đột ngột rơi vào giấc ngủ, mất kiểm soát.
Chứng ngủ rũ có thể gây phiền nhiễu vì khiến người trẻ ngủ thiếp đi mà không có dấu hiệu báo trước, gây nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống.
Chứng ngủ rũ là một rối loạn giấc ngủ mãn tính
Chứng ngủ rũ không phổ biến ở người trẻ nhưng nhiều trường hợp không được phát hiện. Thông thường người gặp chứng ngủ rủ sẽ có các triệu chứng đầu tiên trong độ tuổi từ 10 đến 25, nhưng có thể không được chẩn đoán chính xác cho đến 10 – 15 năm sau. Các bác sĩ thường điều trị chứng ngủ rũ bằng thuốc và thay đổi lối sống.
3. Hướng cải thiện cho người trẻ ngủ đủ giấc từ thảo dược thiên nhiên
Y học trên thế giới đã khẳng định tác dụng hiệu quả của các loại thảo dược trong tác dụng chữa bệnh và hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Những bài thuốc thảo dược phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể con người và ưu điểm hơn hết là ít có những tác động có hại cho sức khỏe.
Trong đó, thảo dược được cả thế giới ưa chuộng là hồng sâm Hàn Quốc 6 năm tuổi chứa nhiều hoạt chất Ginsenosied (Saponin) tự nhiên, có tác động tích cực đến việc điều hoà và nâng cao chất lượng giấc ngủ. Chính vì những lợi ích nổi trội mà hồng sâm mang đến cho giấc ngủ và sức khỏe, Hàn Quốc đã nghiên cứu nhiều kỹ thuật chế biến nhân sâm nâng cao các dưỡng chất quý của nhân sâm. Đặc biệt là kỹ thuật hấp sấy 9 lần để chế biến hồng sâm thành hắc sâm.
Thông qua kỹ thuật hấp sấy 9 lần, hàm lượng saponin trong hắc sâm được gia tăng từ 10 đến 30 lần so với hồng sâm. Hắc sâm có khả năng xoa dịu trạng thái căng thẳng ở thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu. Qua đó hỗ trợ điều trị mất ngủ, giúp cho người sử dụng tìm lại được giấc ngủ ngon và trọn vẹn. Cụ thể, các hoạt chất có tác dụng chính hỗ trợ chứng mất ngủ trong hắc sâm phải kể đến:
- Saponin Rb1: có thể kiềm chế hệ thống thần kinh trung ương vì vậy mà làm dịu cơn đau
- Saponin Rf: Các nhà nghiên cứu cho rằng thành phần này giúp làm dịu cơn đau trong các tế bào não.
- Saponin Rg1: mang đến một tác dụng rất thú vị và đặc trưng cho nhân sâm trong việc chăm sóc cuộc sống của chúng ta đó là khả năng nâng cao tập trung hệ thần kinh và chống mệt mỏi, stress
- Saponin Rg3: bảo vệ tế bào não và một số bệnh lý khác
Các sản phẩm Nước Hắc Sâm 123Ginseng là sự kết hợp giữa nước hắc sâm và nước Royal Herbal, công thức độc quyền phối hợp hơn 30 loại thảo dược. Sản phẩm rất phù hợp để bồi bổ, nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng, hỗ trợ chứng mất ngủ, …
Trong đó, có 4 sản phẩm của Nước Hắc Sâm 123Ginseng rất phù hợp cho người trẻ, giúp hỗ trợ chứng mất ngủ, bồi bổ cơ thể:
Nước Hắc Sâm 123GINSENG SUPER
Nước Hắc Sâm 123Ginseng Gold
Nước Hắc Sâm 123Ginseng Plus
Nước Hắc Sâm 123Ginseng Daily