Các nghiên cứu về tác dụng của nhân sâm trong điều trị bệnh tiểu đường

Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), có đến 463 triệu người từ 20 – 79 tuổi trên toàn thế giới mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vào năm 2019, và con số này ước tính lên tới 700 triệu người vào năm 2045. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều vấn đề nguy hiểm đến sức khỏe. Khi cảm thấy buồn nôn, khát nước, chân tay tê bì, vết thương lâu lành… bệnh nhân cần chủ động đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, vì đó có thể là những dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

tac-dung-nhan-sam-trong-dieu-tri-tieu-duong

Nhiều nghiên cứu cho thấy nhân sâm hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Và một loại thảo dược không nên bỏ khi điều trị tiểu đường là nhân sâm, giúp hỗ trợ điều trị tích cực cho căn bệnh này. Đây là một trong những vị thuốc quý và được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Ginsenosides, còn được gọi là Saponin trong nhân sâm được giới nghiên cứu công bố có tác dụng chống tiểu đường rất hiệu quả. Bài viết này sẽ làm rõ các nghiên cứu đó.

1. Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể. Nguyên nhân thường là do nồng độ insulin trong cơ thể không ổn định (có thể thiếu thậm chí thừa). Nếu mắc bệnh tiểu đường nhưng bạn kiểm soát được lượng đường trong máu, và thường xuyên theo dõi thì chắc chắn lượng đường nằm trong mức an toàn gần như người bình thường.

tac-dung-nhan-sam-trong-dieu-tri-tieu-duong-1

Bệnh tiểu đường không điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Theo BS.Nguyễn Thị Diệu Nga, Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, đái tháo đường có thể phân ra 3 loại sau:

  • Bệnh đái tháo đường tuýp 1: được gọi là bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin hoặc là bệnh đái tháo đường khởi phát ở trẻ vị thành niên, bởi vì bệnh có thể bắt đầu từ thời thơ ấu. 
  • Bệnh đái tháo đường tuýp 2: Thường được biết đến như là bệnh đái tháo đường khởi phát ở người trưởng thành, nhưng vẫn có khả năng ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em. Nói chung, thể bệnh này là phổ biến ở người trung niên và người cao tuổi. 
  • Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn đường huyết. Đa phần đái tháo đường thai kỳ xảy ra ở phụ nữ mang thai ở tuần 24-28. Đối với mẹ, đái tháo đường thai nghén có thể gây tăng huyết áp, tiền sản giật, sản giật, hoặc đái tháo đường loại 2 sau sinh. Đối với thai nhi, đái tháo đường thai nghén có thể gây chứng khổng lồ, thai chết lưu, đẻ non, suy hô hấp, hạ glucose máu, khi lớn trẻ có thể bị béo phì hoặc đái tháo đường loại 2.

2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu nhân sâm có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường

Nhân sâm từ lâu đã được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường ở Trung Quốc. Vào thời nhà Tống (1078 sau Công Nguyên), tài liệu chính thức (Công thức của Cục Dược phẩm Phúc lợi Nhân dân) ghi lại rằng nhân sâm đã được sử dụng để chữa bệnh Xiaoke, ngày nay được gọi là bệnh tiểu đường. Như một phương pháp can thiệp y học đối với bệnh tiểu đường. Trong đó nhân sâm Châu Á (Panax Ginseng) và nhân sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius L.) là hai loại sâm được sử dụng rộng rãi nhất. Và gần đây đã thu hút rất nhiều sự chú ý từ giới chuyên gia, mục đích là tìm hiểu cơ chế phân tử của nhân sâm trong điều trị bệnh tiểu đường.

Nhân sâm có chứa nhiều thành phần hỗ trợ tích cực cho sức khỏe, bao gồm saponin, polysaccharid, polyacetylenes, phenol và alkaloid. Các saponin trong nhân sâm, được gọi là ginsenosides, đóng vai trò quan trọng trong tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Cho đến nay, gần hai trăm ginsenoside đã được phát hiện từ cây nhân sâm và các sản phẩm nhân sâm đã qua chế biến nhiệt (kỹ thuật hấp sấy nhân sâm). 

tac-dung-nhan-sam-trong-dieu-tri-tieu-duong-2

Các Ginsenosides (saponin) tự nhiên trong sâm hỗ trợ tích cực cho việc điều trị bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu về sâm ngày càng tăng, điều này chứng minh rằng chiết xuất nhân sâm đã qua chế biến và ginsenosides đã tạo ra tác dụng chống tiểu đường và rất nhiều bệnh lý khác.

Cho đến năm 2011, đã có mười một công bố (mười hai thử nghiệm trên người) về chiết xuất nhân sâm được sử dụng để can thiệp vào điều trị bệnh tiểu đường. Thông qua tổng kết mười hai thử nghiệm trên người này, cùng với các nghiên cứu tế bào trên động vật, các nhà nghiên cứu đã suy luận rằng nhân sâm có thể điều chỉnh quá trình sản xuất/bài tiết insulin, chuyển hóa và hấp thu glucose, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. (Nghiên cứu được trích trong: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6943541/)

3.Tác dụng chống tiểu đường của nhân sâm trong thử nghiệm trên người

Nhân sâm đã được sử dụng như một loại thuốc thảo mộc tự nhiên trong một thời gian dài ở Đông Á, hiệu quả chống bệnh tiểu đường của nhân sâm cũng đã và đang thu hút sự chú ý của giới y học hiện đại. Ngày càng có nhiều thử nghiệm trên người nhằm khám phá hiệu quả can thiệp của nhân sâm đối với bệnh tiểu đường. 

Kể từ năm 2012, đã có 13 thử nghiệm trên người được công bố tập trung vào tác dụng chống tiểu đường của nhân sâm (nhân sâm châu Á (Panax ginseng) và nhân sâm Hoa Kỳ (Panax quinquefolius L.)). Các chiết xuất nhân sâm khác nhau hoặc các sản phẩm nhân sâm được chế biến khác nhau thể hiện tác động khác nhau đối với bệnh nhân tiểu đường. 

tac-dung-nhan-sam-trong-dieu-tri-tieu-duong-3

Nhiều thí nghiệm đã khẳng định tác dụng của sâm trong điều trị tiểu đường

Mười thử nghiệm lâm sàng về nhân sâm châu Á đã được báo cáo trong những năm gần đây. Trong một thử nghiệm, ba mươi sáu bệnh nhân đái tháo đường được chọn ngẫu nhiên để nhận 1,5g ginseng/ngày, là ginsenoside Rg3 hoặc giả dược hàng ngày trong tám tuần. Mức HbA1c và đường huyết lúc đói ở nhóm điều trị bằng ginseng giảm đáng kể. 

23 người bị suy giảm đường huyết lúc đói tham gia thí nghiệm, được cho dùng ngẫu nhiên 960mg/ngày chiết xuất nhân sâm châu Á thủy phân hoặc giả dược trong tám tuần. Kết quả giảm đáng kể glucose huyết tương lúc đói và glucose sau ăn so với nhóm giả dược. Những kết quả này cho thấy chiết xuất nhân sâm thủy phân cắt giảm sự hấp thụ glucose trong lòng ruột. 

Một nhóm người người tham gia thí nghiệm bị rối loạn đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp đường hoặc bệnh tiểu đường loại 2 tiêu thụ 5g/ngày chiết xuất từ ​​hồng sâm Hàn Quốc (KRG) được phát hiện đã giảm đáng kể lượng đường trong máu. 

Các nghiên cứu này cho thấy rằng các chất chiết xuất từ ​​nhân sâm châu Á có tác dụng hỗ trợ làm giảm lượng đường huyết lúc đói hoặc đường huyết sau ăn ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và có thể được coi là liệu pháp tùy chọn để kiểm soát bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Gần đây, một thử nghiệm đa trung tâm, được thực hiện ngẫu nhiên và đối chứng với giả dược đã được tiến hành trên 1000 người trưởng thành khỏe mạnh. Nhóm thử nghiệm tiêu thụ 2g hồng sâm/ngày trong 24 tuần, được cho là an toàn và dung nạp tốt ở người lớn khỏe mạnh, và không có thay đổi bất thường đáng kể nào. Kết quả cho thấy tác dụng chống tiểu đường của nhân sâm châu Á là tích cực đối với bệnh nhân tiểu đường loại 2.

Kết hợp với nhau, những nghiên cứu trên con người cho thấy nhân sâm thực sự làm giảm lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đồng thời, cần lưu ý rằng hiệu quả này đã được quan sát thấy ở một số ginsenoside.

(Nghiên cứu được trích trong: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6943541/

4.Kết luận về nghiên cứu

Các nghiên cứu trên người, động vật và tế bào đã chỉ ra rằng các chất chiết xuất từ ​​nhân sâm đã qua chế biến khác nhau và các ginsenoside cụ thể có tác dụng hữu ích đối với bệnh tiểu đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường tuýp 2. Hầu hết các nghiên cứu về ginsenoside riêng lẻ đều tập trung vào Rb1, Re, hoặc Rg1, là những thành phần chính của nhân sâm. 

Các ginsenosides có liên quan nhưng phân tử nhỏ hơn (Rg3, Rh1) có thể là thành phần có tác dụng điều trị. Điều này cũng được hỗ trợ bởi các bằng chứng được tìm thấy trong các thí nghiệm với nhân sâm đỏ, nhân sâm lên men và nhân sâm đen. Do đó, ginsenosides chuyển hóa (Rg3, Rh1) cần được nghiên cứu nhiều hơn để xác định dạng hoạt động của ginsenosides.

Một yếu tố ảnh hưởng khác là sự biến đổi của chiết xuất nhân sâm. Các nguồn, loài hoặc quá trình chiết xuất khác nhau dẫn đến các thành phần nhân sâm khác nhau. Ngay cả khi sử dụng cùng một loài và cùng một quy trình chiết xuất, các lô nhân sâm khác nhau có thể có các thành phần khác nhau, ảnh hưởng đến tác dụng chữa bệnh. Chính vì vậy các sản phẩm sâm bạn dùng phải được kiểm định chất lượng, đồng thời là nhân sâm có chứa hàm lượng ginsenosides giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.

Ngay lúc này, mời bạn tham gia ngay chương trình “Trải nghiệm miễn phí bộ sản phẩm 123Ginseng Gold”. Chương trình áp dụng cho những người mắc bệnh đường huyết, máu nhiễm mỡ, thiếu máu, mất ngủ, rối loạn kinh nguyệt, sinh lý yếu… Đây là cơ hội để bạn trải nghiệm sản phẩm tuyệt vời và cảm nhận sự thay đổi diệu kỳ về sức khỏe!

tac-dung-nhan-sam-trong-dieu-tri-tieu-duong-4

Đặc biệt, bộ sản phẩm 123Ginseng Gold chứa nhiều ginsenosides (saponin) hỗ trợ tích cực  trong việc điều trị các bệnh về máu trong đó có bệnh tiểu đường: 

  • Saponin Rb2: công dụng phòng chống bệnh tiểu đường qua cơ chế tăng sự chuyển hoá chất béo và đường trong máu, giảm cholesterol (cơ chế hoạt động giống insulin)
  • Saponin Rg2: Ngăn ngừa kết dính tiểu cầu máu, …
  • Saponin Rg3: ức chế sự kết dính các tiểu huyết cầu, bảo vệ các tế bào thần kinh não, cải thiện đường huyết và tăng cường sức đề kháng
  • Saponin Rh1: Hạn chế tổn thương chức năng gan, bảo vệ gan, ức chế sự kết dính của các tiểu huyết cầu
  • Saponin – Ro: ngăn chặn hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch gây ra thiếu máu lên não, tai biến, …

Mời bạn đăng ký tham gia trải nghiệm sản phẩm ngay tại đây: https://bit.ly/3dIkTMV

(Bài viết sử dụng thông tin nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ sinh học, Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ Y)

TIN LIÊN QUAN

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *